Hiệu ứng Rác

Rác thải có thể gây tác động bất lợi đối với con người và môi trường theo những cách khác nhau.

Hiệu ứng trên con người

Những vỏ xe này bị vất bỏ tại Middle Branch ở Cảng Baltimore, trong hình là vào năm 1973. Việc vất bỏ vỏ xe vẫn còn là một mối lo cho đến ngày nay, nhưng việc tái chế chúng có thể mang lại lợi ích.

Các vật liệu nguy hại được bọc trong lốp xe và các vật dụng từ rác thải bất hợp pháp khác có thể rò rỉ vào nguồn nước, làm ô nhiễm đất và không khí.

Lốp xe là chất thải nguy hại thường bị bỏ nhất. Năm 2007, Hoa Kỳ xả ra 262 triệu lốp phế liệu.[19] Ba mươi tám tiểu bang có luật cấm bỏ lốp xe còn nguyên vào các bãi chôn lấp.[20] Nhiều trong số này bị bỏ bất hợp pháp ở những khu đất công cộng. Lốp xe có thể trở thành nơi sinh sản của các côn trùng trung gian truyền bệnh sang người.[21] Muỗi sinh sản trong nước đọng có thể lây truyền virus Tây sông Nile và sốt rét. Động vật gặm nhấm thường làm tổ trong lốp xe và có thể lây truyền các bệnh như Virus Hanta.[21]

Khi lốp xe bị đốt cháy, chúng có thể cháy âm ỉ trong thời gian dài, sinh ra hàng trăm hợp chất hóa học gây ô nhiễm không khí và các bệnh về hô hấp. Ngoài ra, phần cặn còn sót lại có thể gây hại cho đất và thấm vào nguồn nước ngầm.[21]

Thức ăn đang tiêu hóa của một con chim Hải âu, bao gồm sợi đơn của lưới đánh cá, bàn chải đánh răng bị vất bỏ. Ăn phải các vật nhựa trôi nổi có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của chim Hải âu.

Gây ảnh hưởng đến thị giác cũng là một tác động chính của rác thải.

Các vật chứa mở ra sẵn như ly giấy, gói thực phẩm bằng các tông, chai nước bằng nhựa và lon nhôm có thể chứa nước mưa, làm nơi sinh sản cho muỗi. Ngoài ra, tia lửa hoặc tia chớp có thể gây hỏa hoạn nếu nó đánh trúng rác thải như túi giấy hoặc hộp các tông.

Rác thải có thể nguy hiểm cho sức khỏe. Các mảnh rác rơi xuống từ xe cộ là nguyên nhân làm tai nạn ô tô ngày càng tăng.[22] Việc loại bỏ các loại hàng hóa nguy hiểm, hóa chất, lốp xe, chất thải sắc nhọn và mầm bệnh do rác thải có thể gây hại ngẫu nhiên cho con người.

Rác thải cũng gây ra chi phí đáng kể cho nền kinh tế. Việc dọn rác ở Hoa Kỳ gây tốn hàng trăm đô la mỗi tấn, gấp khoảng mười lần so với chi phí xử lý rác thải, với tổng chi phí khoảng 11 tỷ đô la mỗi năm.[5][23]

Ảnh hưởng trên động vật hoang dã

Động vật có thể bị mắc kẹt hoặc nhiễm độc bởi rác trong môi trường sống của chúng. Đầu lọc thuốc lá là một mối đe dọa cho động vật hoang dã và đã được tìm thấy trong dạ dày của , chimcá voi, khi nhầm lẫn chúng với thức ăn. Ngoài ra động vật có thể bị mắc kẹt trong rác và gây khó chịu nghiêm trọng. Ví dụ, phần nhựa được sử dụng để giữ những lon nước giải khát với nhau có thể quấn quanh cổ động vật và khiến chúng nghẹt thở khi chúng lớn lên. Các trường hợp khác mà động vật có thể bị tổn hại do rác thải bao gồm kính vỡ làm rách bàn chân chó, mèo và các động vật có vú nhỏ khác.

Hầu hết rác thải ở Victoria, Úc đều trôi ra hoặc gần các đại dương, bãi biển hay sông[24].

Những ảnh hưởng khác

Rác hữu cơ với số lượng lớn có thể gây ô nhiễm nguồn nước và dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa. [26] Thuốc lá cũng có thể gây hỏa hoạn nếu chúng không bị dập trước khi bị ném vào môi trường.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Rác http://naturschutzbund.at/umweltthemen/articles/zi... http://www.blacktown.nsw.gov.au/environment/issues... http://www.epa.vic.gov.au/litter/if_you_have_been_... http://www.litter.vic.gov.au/-/media/SV-VLAA/Downl... http://www.standaard.be/cnt/dmf20140819_01222742 http://www.cnn.com/2009/SPORT/11/04/littering.golf... http://erplanning.com/uploads/National_Geographic_... http://www.erplanning.com/uploads/2015_Anacostia_W... http://abcnews.go.com/GMA/story?id=3175688 http://www.insidecostarica.com/dailynews/2010/dece...